Việc trang bị hệ thống camera cho gia đình, cơ quan, nhà xưởng... là nhu cầu thiết yếu để đảm bảo an ninh. So với vài năm trước, camera quan sát giờ đây đã không còn là một thứ xa xỉ đối với người dùng và cũng có nhiều lựa chọn. Vấn đề quan trọng là chọn loại camera phù hợp với nhu cầu.
1. Xác định đúng nhu cầu
Camera có nhiều chủng loại khác nhau với các mức giá từ vài trăm ngàn tới vài trăm triệu. Vì vậy bạn (cá nhân, doanh nghiệp) cần xác định rõ nhu cầu của mình. Như việc quan sát con trẻ khi ở nhà với người giúp việc chẳng hạn, bạn chỉ cần chọn camera IP giá một vài triệu (ví dụ như các hãng Webvision, BullCam) là đủ nhu cầu. Còn với những yêu cầu khắt khe hơn như giám sát dây truyền sản xuất, các trường mầm non, các trung tâm… thì bạn cần chọn những camera chuyên nghiệp có hệ thống đầu ghi tốt độ ổn định cao của các hãng tên tuổi như Dahua, Hikvision, Vantech, Kbvision....
2. Xác định khu vực muốn quan sát, theo dõi và khoảng cách tới đối tượng
Trước khi chọn mua hệ thống camera an ninh bạn nên tìm hiểu vị trí định lắp. Có những loại camera khác nhau về góc quay, độ lưu trữ, độ phơi sáng, khả năng chịu thời tiết… Thường bạn nên chọn loại camera hình bán cầu có ống kính lớn và có hồng ngoại để đảm bảo thẩm mỹ cho ngôi nhà mà còn cho hình ảnh tốt, quan sát được cả ban đêm.
Nếu bạn muốn quan sát người ra vào từ cửa nhà, bạn sẽ đặt camera từ góc phía trên. Góc soi từ hướng đó có tầm quan sát khá rộng nên chúng ta có thể thấy rõ ai đi từ hướng nào sang và đi vào trong nhà.
3. Chọn loại có hồng ngoại
Nếu camera của bạn được sử dụng để giám sát ban đêm và nơi ánh sáng yếu, bạn nên chọn camera quan sát có đèn LED hồng ngoại (IR) chiếu sáng vùng quan sát. IR là vô hình với mắt người nhưng không phải đối với cảm biến của camera.
Các camera trên thị trường đều được các hãng trang bị đèn hồng ngoại. Chỉ 1 số loại camera đặc biệt nhà sản xuất sẽ thiết kế không có hồng ngoại. Về hồng ngoại cũng được chia làm nhiều loại khác nhau về độ sáng và độ bền như IR LED, IR ARRAY LED, IR LASER LED và EX IR LED. Trong đó, loại IR LED thường được dùng trên camera đời cũ giá rẻ, còn IR ARRAY LED thường dùng trên camera dây nhưng cũng bắt đầu có trên camera giám sát tầm giá rẻ, còn hai loại IR LASER LED và EX IR LED thường được dùng trên dòng camera giám sát cao cấp.
4. Chọn độ phân giải của camera
Độ phân giải của camera cũng quyết định lớn đến độ nét của camera. Thông thường camera nét hay không phụ thuộc vào chất lượng cảm biến và độ phân giải. Độ phân giải camera càng lớn thì số lượng điểm ảnh của camera càng nhiều, dẫn đến chất lượng hình ảnh càng nét.
Camera có dây (camera Analog) thì độ phân giải được tíng bằng đơn vị TVL (tivi lines). Chỉ số TVL càng lớn thì camera càng nét. Những camera IP thường tính độ phân giải bằng megapixel cũng tương tự như TVL, megapixel càng lớn sẽ đem lại hình ảnh tốt hơn. Camera hiện nay phổ biến được trang bị cảm biến 2.43 megapixel của Sony. Tuy nhiên độ nét sẽ đi kèm giá tiền. Chúng ta hãy xác định lại nhu cầu của chúng ta khi chọn camera tránh việc lãng phí đáng tiếc. Dưới đây là bảng điểm ảnh của camera quan sát các bạn có thể xem.
5. Lựa chọn camera có dây hay không dây?
Việc lựa chọn camera không dây hay có dây lại phải xác định đến nhu cầu của bạn. Camera có dây thường hướng quan sát cố định nếu muốn thay đổi hướng quan sát các bạn phải tháo camera và đặt lại hướng. Ngược lại camera IP có độ linh động cao hơn, dòng camera này quay ngang được 355 độ và góc lên xuống 120 độ nhưng độ ổn định lại không cao bằng camera có dây. Dưới đây là 1 số lưu ý về việc lắp đặt camera có dây và không dây.
Camera có dây: Một hệ thống camera có dây bao gồm các thiết bị chính là camera và đầu ghi hình, Trong đó, chất lượng hình ảnh sẽ phụ thuộc vào mắt camera có độ phân giải cao hay thấp. Phần đầu ghi hình có nhiệm vụ lưu trữ dữ liệu, quản lý các mắt quay và sẽ quyết định tính năng xem qua mạng của hệ thống camera. Hiện tại hầu hết các loại đầu ghi hình đều tích hợp khả năng xem qua điện thoại, tablet và PC. Tuy nhiên bạn nên kiểm tra lại thông số kỹ thuật của đầu ghi để chắc chắn về tính năng này. Nhìn chung, camera có dây có tính ổ định cao nhưng việc lắp đặt cần sự hỗ trợ từ các nhà cung cấp và giá mua của 1 bộ camera (1 mắt + 1 đầu ghi) có dây cũng khá đắt, từ 3 triệu đồng.
Camera không dây: Dòng camera IP không cần đầu ghi hình vì hệ thống lưu trữ sử dụng thẻ nhớ micro-SD đã được tích hợp sẵn trong camera (dung lượng 64GB có thể lưu trữ được khoảng 35 - 40 ngày). Những camera này đều có từ 1 đến 2 anten phục vụ việc thu sóng Wi-Fi. Chất lượng hình ảnh cũng phụ thuộc vào độ phân giải của camera. Những camera IP trên thị trường hiện nay đa số đều hỗ trợ xem trực tiếp trên điện thoại, máy tính bảng và PC thông qua việc sử dụng phần mềm của các hãng camera cung cấp.
Nhìn chung, camera IP không dây dễ lắp đặt, có loa và mic đàm thoại 2 chiều, có thể quay ngang 355 độ, lên/xuống 120 độ và điều khiển trực tiếp trên điện thoại, rất tiện lợi khi muốn quan sát nhiều góc khác nhau, phù hợp với các văn phòng nhỏ, hộ gia đình, chung cư. Tuy vậy, độ ổn định lại không cao bằng camera có dây do phụ thuộc nhiều vào hệ thống Wi-Fi cung cấp mạng cho camera. Giá thành cho 1 bộ camera IP rẻ hơn nhiều so với camera có dây, khoảng 1,5 triệu đồng đến hơn 2 triệu đồng.
6. Chọn theo hãng sản xuất
Hiện nay có một số hãng cung cấp camera phổ biến trên thị trường như Vantech (Việt Nam), Questek (Đài Loan), Avtech (Đài Loan), Hikvision (Trung Quốc), Vivotek (Đài Loan), Kbvision (Mỹ) và Dahua (Trung Quốc). Cũng "tiền nào của nấy" như các mặt hàng khác, bạn có thể tiết kiệm được một số tiền nếu bạn mua sắm ở các khu vực như trợ trời hoặc cả cửa hàng nhỏ lẻ, nhưng hãy cẩn thận các camera siêu rẻ sẽ làm bạn có khả năng phải thất vọng với kết quả thu được.